Để quên được sự đau buồn và sự mất mát chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đôi lúc nỗi đau có thể lên tới mức quá độ. Mức độ đau buồn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố – chẳng hạn như tình huống bạn gặp phải hoặc mức độ quen thân của bạn với người đã chết.
Nếu bạn gặp phải hoàn cảnh người thân quen qua đời một cách bất ngờ, hoặc chấn thương, thì sự đau buồn có thể lên tới đỉnh điểm. Khi nỗi đau quá mức chịu đựng, họ có thể muốn nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh giúp họ vượt qua nó.
Nếu bạn cảm thấy bạn không thể chịu đựng được một mình, bạn cảm thấy căng thẳng, hoặc đã nỗi buồn kéo dài quá lâu mà không có ai bên cạnh hỗ trợ hay giúp đỡ, hoặc nếu nỗi buồn lâu ngày trở thành trầm cảm, vậy điều bạn cần làm lúc này là nói chuyện với một ai đó.
Làm thế nào để bạn biết nếu nỗi đau của bạn đã quá sức chịu đựng hoặc tồn tại quá lâu? Hãy xem các dấu hiệu dưới đây:
• Bạn đã ở trong tình cảnh này từ 4 tháng trở lên và bạn cảm thấy ngày càng tệ.
• Bạn cảm thấy chán nản.
• Bạn đau buồn quá độ đến mức bạn cảm thấy không thể tiếp tục với những hoạt động bình thường của mình.
• Sự đau khổ của bạn ảnh hưởng đến khả năng tập trung, các hoạt động ăn, ngủ hoặc giao tiếp xã hội như bạn thường hay làm.
• Bạn đang lạm dụng rượu, ma túy, hoặc bạn ăn quá nhiều, hoặc tự gây tổn thương bản thân để trốn tránh vấn đề hoặc để làm dịu đi cảm giác đau buồn.
• Bạn cảm thấy bạn không thể tiếp tục sống sau khi trải qua sự mất mát hoặc bạn nghĩ về chuyện tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.
Việc bạn nghĩ tới cái chết như một trong những cách để giải quyết là điều bình thường nhưng nếu bạn nghĩ về việc tự tử hoặc làm tổn thương bản thân mình theo cách nào đó, hoặc bạn cảm thấy không thể sống được nữa, hãy nói chuyện với ai đó ngay lập tức. Hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng (như cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, nhà tư vấn, giáo viên, bác sĩ, y tá, huấn luyện viên hoặc người làm việc về tôn giáo), nói về cảm giác của bạn và thể hiện mong muốn được người đó giúp đỡ. Họ có thể giúp bạn bằng cách lắng nghe câu chuyện của bạn, bên cạnh đó bạn cũng sẽ tìm được sự trợ giúp từ các chuyên gia.
Khi bạn nhờ đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp – một nhà trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn có thể hỗ trợ bạn giảm bớt nỗi đau buồn. Khi bạn nói về sự mất mát bạn phải trải qua và cảm xúc của mình cho người khác nghe – hiểu, nỗi đau buồn có thể được làm lành. Những người làm trị liệu tâm lý có thể hướng dẫn bạn cách để đối phó với nỗi buồn, bạn có thể quay trở lại tận hưởng cuộc sống bình thường của bạn, dù bạn có nhớ người đó thì bạn cũng có thể nhớ theo cách tích cực.
Các nhóm hỗ trợ do các nhà tư vấn được thành lập nhằm hỗ trợ cho thanh thiếu niên vượt qua nỗi đau. Trở thành thành viên của các nhóm hỗ trợ như vậy nhắc nhở mọi người rằng họ không hề cô độc, họ cần phải giúp đỡ lẫn nhau và tạo ra mối quan hệ giữa những người từng trải và những người đang trong tình huống tương tự.
Nếu bạn đang đang gặp khó khăn mà không thể gỡ bỏ với nỗi đau, bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ không thể trở nên tốt hơn, rằng mọi thứ sẽ không bao giờ có thể trở lại tốt đẹp như xưa. Một số người trong hoàn cảnh đó, người ta cũng nghĩ như vậy. Nhưng sau đó, họ luôn tìm cách để đối phó với nỗi đau đó nhằm giải quyết với những thay đổi không mấy vui vẻ trong cuộc sống của họ.
Với thời gian cùng sự hỗ trợ, mọi người bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi vượt qua các nỗi đau. Tuy rằng rất khó khăn để vượt qua, song họ bắt đầu thích nghi với cuộc sống. Sự đau buồn có thể giúp chúng ta học hỏi và phát triển, điều đó phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận vấn đề và môi trường xung quanh mỗi chúng ta.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D